Modal Verbs (Modal Verbs), là một trong những các loại động từ phổ biến nhất trong ngữ pháp tiếng Anh, và trong số các loại động từ này, có một “bộ đôi” thường xuyên “gây lú” cho người học đó chính là cặp đôi ‘Can’ và ‘Could’.
Hôm nay, Tiếng Anh Người đi làm sẽ gửi đến mọi người bài phân tích chi tiết về sự khác biệt giữa ‘Can’ và ‘Could’. Hy vọng sau bài viết bạn sẽ biết được cách phân biệt hai động từ này một cách chính xác nhé!
1. Phân biệt Can và Could
Can có chức năng dùng để miêu tả sự thật hiển nhiên, tất yếu có khả năng cao xảy ra ở tương lai. Còn Could chỉ là dự đoán tin tưởng từ người nói, không chắc chắn về sự vật.
1.1. Diễn tả khả năng của bản thân chủ ngữ (abilities)
‘‘Can’’ và ‘‘Could’’ đều có nhiệm vụ diễn đạt về một khả năng của một người nào đó, theo một cách dễ hiểu hơn đó là chúng được dùng để thể hiện về sự tài năng, kỹ năng của ai đó. Tuy nhiên, giữa ‘Can’ và ‘Could’ có sự khác biệt về mốc thời gian.
Cụ thể:
Từ ‘Can’ biểu đạt một kỹ năng hoặc tài năng của một ai đó ở hiện tại hoặc có đã tồn tại từ quá khứ đến hiện tại, và không bị mất đi.
Ví dụ: Mr Hùng can sing that song perfectly.
(Ông Hùng có thể hát bài hát đó một cách hoàn hảo)
Từ ‘Could’ biểu đạt một kỹ năng hay tài năng của một ai đó có trong quá khứ, và không thể duy trì được cho tới thời điểm hiện tại
Ví dụ: When Bob was in highschool, he could solve a rubik’s cube for 20 seconds, but he can’t now.
(Khi Bob còn ở trung học, anh đã có thể giải cục Rubik trong vòng 20s, nhưng giờ thì anh ấy không thể.)
1.2. Khả năng xảy ra của một việc phụ thuộc yếu tố bên ngoài (possibilities)
‘Can’ và ‘Could’ đều có chức năng mô tả một sự việc, một điều gì đó có khả năng/không có khả năng xảy ra, hầu hết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, giữa ‘Can’ và ‘Could’ có sự khác biệt về mốc thời gian.
Cụ thể:
Từ “Can” miêu tả một điều nào đó có khả năng/không có khả năng xảy ra trong hiện tại/tương lai, thường sẽ được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài.
Ví dụ: If the you agrees with all of the terms, you can sign the contract and go to work on Monday
(Nếu bạn đồng ý với tất cả các điều khoản trên, bạn có thể ký hợp đồng và đi làm luôn vào thứ Hai này.)
Từ ‘Could’ diễn tả một điều nào đó có khả năng/không có khả năng xảy ra trong quá khứ, thường sẽ được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài.
Ví dụ: As the boss didn’t agree with the proposal, our team couldn’t start the project on that day.
(Vì sếp đã không đồng ý với bản kế hoạch, team của chúng tôi đã không thể bắt đầu kế hoạch vào ngày hôm đó.)
1.3. Đề nghị giúp đỡ người khác
‘Can’ và ‘Could’ đều được sử dụng với mục đích nhờ vả hay yêu cầu người khác làm điều gì. Tuy nhiên, đối với ‘Could’, người nói sẽ tạo được cảm giác trang trọng và lịch sự hơn.
Ví dụ 1: A professor to his teaching assistant: ‘ Could you bring me the assignments of this month?
(Một vị giáo sư nói với trợ giảng: “Cậu mang các bài tập trong tháng này đến cho tôi nhé!”)
Ví dụ 2: Linda talk to her co-worker: ‘Can you give me a lift home?’
(Linda nói với đồng nghiệp: “Bạn có thể cho mình quá giang về nhà không?”)
1.4. Xin phép ai đó làm gì
Cả ‘Can’ và ‘Could’ đều có thể sử dụng để đưa ra một lời xin phép. Tuy nhiên, giống ở mục số 3, khi xài ‘could’, người nói sẽ tạo được cảm giác lịch sự và trang trọng hơn. Trong khi đó, đối với ‘Can’ sẽ mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện hơn.
Ví dụ 1: A staff to his boss: ‘I’m having a stomachache. Could I leave work early.
(Nhân viên nói với sếp: “ Em đang đau bụng. Sếp có thể cho em nghỉ làm sớm được không, ạ?)
Ví dụ 2: Bob to his roommate: ‘Can I borrow your laptop? I need to send an email, but I left mine at home.’
(Bob nói với bạn: “Mình có thể mượn laptop được không? Mình cần gửi một cái mail mà mình để laptop ở nhà rồi.”)
1.5. Khi yêu cầu/nhờ vả ai đó làm gì
Đối với dạng phủ định của ‘’can’’ là ‘’cannot’’ hoặc ‘’can’t’’, chúng ta có thể sử dụng cả hai với mục đích để diễn tả việc ai đó không thể làm điều gì do nội quy hoặc luật lệ không cho phép
Ví dụ: I’m sorry, but you can’t bring food in here.
(Tôi xin lỗi nhưng bạn không thể đem đồ ăn vào trong đây.)
Còn nhiều trường hợp, chúng ta có thể sử dụng chúng để thể hiện một việc không được phép làm không nhất thiết được quyết định bởi luật lệ/nội quy mà có thể là do người khác
Ví dụ: A mother to her daughter: ‘It’s 10 pm already. You can’t go out.’
(Mẹ nói với con gái: “10 giờ tối rồi. Con không được ra ngoài.”)
1.6. Nói về điều gì đó theo quy định/luật lệ
Đối với dạng câu hỏi Yes-No với “Can”, chúng ta có thể dùng chúng để đưa ra đề nghị giúp đỡ một ai đó
Ví dụ: It seems like Peter still have a lot to do. Can we help him input the data?
(Có vẻ Bob còn có nhiều việc phải làm. Liệu chúng ta có thể giúp anh ấy nhập dữ liệu được không?)
1.7. Kết hợp với ‘have’ và quá khứ phân từ (v3/v-ed)
Could còn có thể kết hợp với have theo cấu trúc: ‘could + have + v3/v-ed ‘ để diễn tả việc một ai đó đã từng có thể làm điều gì đó trong quá khứ nhưng đã không làm. Cách diễn đạt này thường sẽ dùng để thể hiện thái độ trách cứ.
Ví dụ: Alex, you could have helped her with the test, but you didn’t.
(Alex, cậu đã có thể giúp cô ấy trong bài kiểm, nhưng cậu đã không làm.)
Ngoài ra, ta còn có thể sử dụng cấu trúc trên để thể hiện sự phán đoán của bản thân về một thứ gì đó có thể đã xảy ra vào một thời điểm nhất định trong quá khứ với độ chắc chắn ở mức trung bình.
Ví dụ: This afternoon, his mom called him several times, but he didn’t answer. He could have been busy then.
(Sáng nay, mẹ anh ấy đã gọi cho anh ấy nhiều cuộc, nhưng anh ấy không bắt máy. Lúc ấy, chắc là anh ấy bận.)
1.8. Dùng trong câu Điều kiện (If) loại 2&3
Ta sử dụng câu Điều kiện loại 2 để giả định về một điều không đúng với thực tế ở hiện tại.
‘Could’ sẽ được dùng trong mệnh đề chính (main clause) để thể hiện hiện một điều được giả định là có khả năng xảy ra khi điều trong mệnh đề điều kiện (If clause) xảy ra. Động từ theo sau ‘Could’ sẽ luôn được sử dụng ở dạng nguyên mẫu và ‘Could’ có thể được thay thế bởi ‘Would’ nhưng khi đó, ý nghĩa không còn nhấn mạnh vào khả năng nữa.
Ví dụ: If we were famous, we could/would have our own limousine.
(Nếu chúng ta nổi tiếng, chúng ta có thể có xe limo riêng.)
Phân tích:
Ở đây, trên thực tế, “chúng ta” không “nổi tiếng” và do đó, cũng không thể “có chiếc xe limo riêng”.
Ta sử dụng câu Điều kiện loại 3 để giả định về một điều không đúng với thực tế trong quá khứ. ‘Could’ sẽ xuất hiện trong mệnh đề chính (main clause) để diễn tả một điều được giả định là đã xảy ra khi điều trong mệnh đề điều kiện (if clause) xảy ra. Động từ theo sau ‘Could’ luôn là ‘Have’ và quá khứ phân từ (v3/v-ed). ‘Could’ có thể được thay thế bởi ‘Would’ nhưng khi đó, ý nghĩa không còn nhấn mạnh vào khả năng nữa.
Ví dụ: At that time, if he hadn’t had a headache, she could/would have nailed the test.
(Vào lúc đó, nếu anh ấy không bị nhức đầu , anh ấy đã có thể hoàn thành bài kiểm tra một cách xuất sắc.)
Thông tin liên hệ Tiếng Anh người đi làm
Địa chỉ: 778/19B Nguyễn Kiệm, Phường 4, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 70000
SĐT: 0902330455
Email: tienganhnguoidilamvn@gmail.com
Các mạng xã hội của Tiếng Anh Người Đi Làm:
Twitter: https://twitter.com/tienganhdilam1/
Google Site: https://sites.google.com/view/tienganhnguoidilamvn/
コメント