top of page
Ảnh của tác giảtienganhnguoidilam

Top 40 Thuật ngữ IT tiếng Anh chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin phải biết


Thuật ngữ IT tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin là những kiến thức cơ bản & vô cùng quan trọng mà bất cứ ai đang hoạt động trong lĩnh vực này đều cần tìm hiểu và nắm bắt. Việc hiểu rõ về các thuật ngữ chuyên ngành này sẽ giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng & hiệu quả hơn.

Cùng Tiếng Anh người đi làm tìm hiểu chi tiết về 40 Thuật ngữ IT tiếng Anh chuyên ngành công nghệ Thông tin cần phải biết dành cho dân IT nhé!

1. Các thuật ngữ IT chuyên ngành Công nghệ thông tin cần phải biết

1.1. Application (Ứng dụng)

Thuật ngữ nói về các ứng dụng được lập trình và xuất hiện trên máy tính/ điện thoại để thực hiện một số chức năng hỗ trợ người tiêu dùng. Ví dụ: Facebook, Instagram là ứng dụng mạng xã hội dùng để lướt tìm kiếm thông tin và tương tác với mọi người trên toàn thế giới. Hoặc ứng dụng (app) Duolingo, Memrise, HelloTalk,… được lập trình để người dùng học ngôn ngữ.

1.2. Encryption (Mã hóa)

Đây là phương pháp được sử dụng để biến đổi, mã hóa một số thông tin quan trọng thành các dạng không thể hiểu được nếu không có công cụ & phương tiện để giải mã.

1.3. Algorithm (Thuật toán)

Thuật toán là tập hợp những thao tác được sắp xếp theo một trình tự nhất định để giải quyết một bài toán hoặc một vấn đề cụ thể trên máy tính.

1.4. Browser (Trình duyệt)

Là một số trình duyệt được lập trình hiển thị trên điện thoại/máy tính hỗ trợ bạn truy cập vào internet để tìm kiếm một số thông tin cụ thể. Ví dụ: FireFox, Google Chrome, Cốc Cốc,…

1.5. Bug (Lỗi)

Bug được xem là một số lỗi sai sót xảy ra đối với hệ thống máy tính và phần mềm máy tính, khiến chúng không thể hoạt động bình thường. Người ta gọi chung là lỗi hệ thống phần mềm.

1.6. Folder (Thư mục)

Folder được gọi là Thư mục, là nơi chứa các tập tin để dễ dàng phân loại và quản lý tập tin một cách hiệu quả.

1.7. Interface (Giao diện)

Interface là thuật ngữ chỉ đoạn biên giới chia tách 2 phần khách biệt của một hệ thống máy tính trao đổi thông tin. Việc trao đổi này có thể là giữa phần mềm và phần cứng, hay giữa các thiết bị ngoại vi, giữa người dùng với phần mềm hoặc kết hợp của những thứ đó với nhau.

1.8. Firewall (Tường lửa)

Firewall là hệ thống bảo mật mạng giám sát và kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi dựa trên những quy tắc bảo mật được xác định trước. Một tường lửa thường thiết lập một rào cản giữa một mạng nội bộ đáng tin cậy và mạng bên ngoài không tin cậy, chẳng hạn như Internet.

1.9. Bookmark (Đánh dấu trang)

Thuật ngữ Bookmark là công cụ xuất hiện trên trình duyệt với mục đích hỗ trợ người dùng lưu trữ thông tin dữ liệu trên máy tính, các tập tin hay hình ảnh, tài liệu.

1.10. Cookie (Tệp)

Là những tệp tin mà một trình duyệt lưu trữ trên ổ cứng máy tính của người dùng khi họ truy cập một trang web nào đó.

1.11. Byte

Byte là một đơn vị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ của máy tính, bất kể loại dữ liệu đang được lưu trữ. Nó cũng là một trong những kiểu dữ liệu trong nhiều ngôn ngữ lập trình.

1.12. Cursor (Con trỏ)

Vị trí hiện tại của con chuột trên màn hình máy tính của bạn được gọi là con trỏ.

1.13. Hyperlink (Siêu liên kết)

Đây là đường dẫn mà khi nhấp chuột vào sẽ được chuyển tiếp đến một vị trí nào đó trên trang khác hoặc bất kỳ trang web nào khác mà người dùng chèn vào.

1.14. Bandwidth (Băng thông)

Băng thông hay còn gọi là băng thông dữ liệu, băng thông mạng, hoặc băng thông kỹ thuật số là tốc độ truyền dữ liệu tối đa trên một đường dẫn nhất định.

1.15. HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)

HTML là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản được thiết kế ra để tạo nên các trang web trên World Wide Web. Nó có thể được hỗ trợ bởi các công nghệ như CSS và các ngôn ngữ kịch bản giống như JavaScript.

1.16. Virus (Vi-rút)

Virus là những đoạn mã chương trình được thiết kế với mục đích nhằm xâm nhập vào máy tính người dùng, từ đó lấy cắp các thông tin cá nhân, xóa dữ liệu hay là gửi email nặc danh và có thể tự nhân bản và sao chép chính nó vào các chương trình khác.

1.17. Server (Máy chủ)

Đây là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có năng lực xử lý cao. Trên máy chủ người ta thường cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

1.18. Extension (Tiện ích mở rộng)

Là một chương trình giúp mở rộng chức năng sử dụng cho trình duyệt mang đến trải nghiệm lướt web tốt hơn cho người dùng. Extension cho phép người dùng tùy chỉnh tính năng và hoạt động của trình duyệt theo nhu cầu riêng.

1.19. Desktop (Máy tính để bàn)

Desktop được hiểu là một máy tính để bàn (khác với laptop) được thiết kế để sử dụng thường xuyên tại một vị trí duy nhất trên bàn, do kích thước và yêu cầu về điện năng tiêu thụ.

1.20. Script (Mã kịch bản)

Script là mã kịch bản, bản thảo viết theo ngôn ngữ của máy tính. Là một loại chương trình của máy tính, sẽ tự động hóa hoặc lược bỏ quy trình tạo file có khả năng chạy hoặc biến đổi đến ngôn ngữ máy tính.

1.21. Database (Cơ sở dữ liệu)

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức liên quan đến nhau, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính.

1.22. Network (Mạng)

Mạng máy tính là mạng viễn thông kỹ thuật số cho phép hay hay nhiều máy tính liên kết với nhau để chia sẻ tài nguyên, trao đổi các tập tin hay giao tiếp với nha.

1.23. Captcha (Mã ngẫu nhiên)

CAPTCHA là viết tắt của cụm từ “Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart”, có thể tạm dịch là: Phép thử tự động để phân biết máy tính với con người.

1.24. Operating system (Hệ điều hành)

Hệ điều hành là một hệ thống quản lý tất cả các phần mềm và phần cứng của máy tính hoặc một thiết bị điện tử như điện thoại thông minh.

1.25. Proxy (Ủy quyền)

Trong mạng máy tính, máy chủ proxy là một ứng dụng máy chủ đóng vai trò trung gian giữa máy khách yêu cầu tài nguyên và máy chủ cung cấp tài nguyên đó.

1.26. Software (Phần mềm)

Phần mềm hay Software là các chương trình được lập trình có nhiệm vụ hoặc chức năng nhất định trên máy tính hoặc trên thiết bị điện tử.

1.27. Hardware (Phần cứng)

Hardware hay Phần cứng là các bộ phận vật lý của một máy tính mà bạn có thể nhìn thấy và sờ được như vi mạch máy tính, ổ cứng, card màn hình, RAM, quạt, bàn phím, màn hình, chuột, dây cáp.

1.28. File (Tập tin)

File hay tập tin là dữ liệu do người dùng tạo ra trên máy tính dưới nhiều định dạng khác nhau. Ví dụ bảng tính Excel sẽ có định dạng .xls hay tập tin văn bản Word sẽ có định dạng .doc.

1.29. Address (Địa chỉ bộ nhớ)

Trong máy tính, Address là một tham chiếu đến một vị trí bộ nhớ cụ thể được phần mềm và phần cứng sử dụng ở nhiều tầng khác nhau. Địa chỉ bộ nhớ là các dãy chữ số có độ dài cố định, theo quy ước được hiển thị và xử lý như số nguyên không dấu.

1.30. Cloud computing (Điện toán đám mây)

Cloud computing là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet.

1.32. Network (Mạng máy tính)

Network là mạng viễn thông kỹ thuật số cho phép các nút mạng chia sẻ tài nguyên.

1.33. Program language (Ngôn ngữ lập trình)

Ngôn ngữ lập trình bao gồm một tập hợp tất cả các lệnh tạo ra nhiều loại đầu ra khác nhau. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong lập trình máy tính để xử lý các thuật toán.

Thông tin liên hệ Tiếng Anh người đi làm

Địa chỉ: 778/19B Nguyễn Kiệm, Phường 4, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh 70000

SĐT: 0902330455

Email: tienganhnguoidilamvn@gmail.com

Các mạng xã hội của Tiếng Anh Người Đi Làm:

13 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page